Cây thanh long (tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ Xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh 1ong được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, tập trung tại Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, TP. HCM, Khánh Hòa. Thanh long là cây ngày dài (trường quang kỳ),mùa thanh long tự nhiên xảy ra từ tháng 4 tới vườn tháng 10, rộ nhất từ tháng 5 tới tháng 8. Vào thời điểm ấy giá rẻ , một số nhà vườn tiến bộ đã phát hiện, hoàn chỉnh dần từng bước kỹ thuật thắp đèn tạo quả trái vụ để chủ động thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế.
1. Thời vụ trồng
– Thường trồng vào tháng 10 – 11 dương lịch, Những nơi thiếu nguồn nước tưới như Bình Thuận, Vũng Tàu, An Giang nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 – 6 dương lịch) nhưng phải chú ý đến việc chuẩn bị hom giống từ trước do lúc này cây đang ra hoa và mang quả, không thể lấy hom trực tiếp được.
2. Chuẩn bị cây giống
– Có 4 loại giống được trồng : Phổ biến là Thanh long vỏ đỏ ruột trắng, thanh long vỏ đỏ ruột đỏ, thanh long vỏ đỏ ruột tím. Riêng thanh long vỏ vàng ruột trắng là giống nhập, có giá trị kinh tế cao, đang được trồng thử nghiệm tại Tiền Giang.

3. Chuẩn bị đất trồng
– Đào hố rộng 30-40cm để bón phân cho phù hợp:
+ Cây hom trong bầu ươm thì đào hố sâu khoảng 10cm
+ Cây hom không trồng trong bầu ươm, thì đào hố sâu 5 cm là vừa. Vì thanh long không trồng quá sâu, cây phát triển chậm.
+ Nơi đất bằng cần lên luống để tránh ngập úng, làm thối rễ;
+ Nơi đất dốc cần đào hố sâu 50 x 50 x 50cm. Cự ly giữa các hố khoảng 2,5-3m;
– Hố được cuốc trước khi trồng 15 ngày.
Bón lót phân vào hố trồng
– Bón lót bằng 5kg phân chuồng hoai + 0,2kg phân lân hoặc 0,3kg (NPK 20-20- 15)/hố;
– Trộn đều và lấp đầy hố trồng;
– Khơi hỗn hợp đất và phân dưới hố lên;
– Tạo hố trồng sâu hơn bầu 2 – 4cm;
– Đáy hố phẳng;
– Rãi thuốc trừ sâu, bệnh;
– Lắp 1 lớp đất lên trên lớp phân thuốc dày 5cm.
4. Trồng cây
– Mật độ trồng khoảng 700-1.000 trụ/ha, khoảng cách trồng 3 x 3 m hoặc 3 x 3,5m. Thanh long là cây cần nhiều ánh nắng, nếu trồng dầy thì quả nhỏ, bán không được giá.
– Có thể bố trí trồng xen các loại cây ngắn ngày khác nhưng phải đảm bảo cho thanh long nhận đầy đủ ánh sáng
– Dùng dao lam bóc vỏ bầu cây trước khi trồng sao cho không bị vỡ bầu;
– Đặt cây vào giữa hố, cạnh bằng của cây thanh long áp vào cột;
– Đặt từ 3 – 4 hom quanh cây chống (trụ), cần chú ý:
– Đặt hom cạn 5 cm để tránh thối gốc do đất ẩm.
– Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ. Cột hom vào trụ để gió khỏi làm lung lay lúc đầu vì rễ trên không chưa phát triển để bám vào cây trụ.
– Sử dụng đất mặt tơi xốp lấp hố;
– Ấn đất đảm bảo có độ chặt vừa phải, không làm vỡ bầu cây khi lấp đất;
– Dùng dây cột cố định chồi vào trụ trồng tránh làm xê dịch cây ảnh hường đến ra rễ;
– Tủ gốc bằng rơm, rạ, cỏ khô, bột xơ dừa;
– Tưới nước vừa đủ ẩm gốc.
6. Chăm sóc thanh long sau trồng
6.1. Che tủ giữ ẩm
– Có thể trồng cây cỏ đậu hoặc sử dụng rơm rạ, sơ dừa để tủ gốc để giữ ẩm cho đất
– Kết hợp trồng xen các loại cây rau ngắn ngày như cà, ớt, rau cải,… vừa che bớt nắng giai đoạn đầu, vừa tăng hiệu quả kinh tế.

6.3. Bón phân
Bón phân cho 1 trụ (gốc):
* Thời kỳ 1-2 năm đầu: Bón lót: 15-20 kg phân chuồng hoai, 100 gam super lân cho một trụ. Bón thúc: 100 g urê + 100 g NPK 16-16-8 vào các giai đoạn 20-30 ngày sau khi trồng, sau đó 3 tháng bón 1 lần. Khi cây ra hoa có thể cấp thêm 50 g phân kali (KCl).
– Cách bón: xới nhẹ, rãi xung quanh gốc, lắp phân lại bằng một lớp đất mỏng, bón cách gốc 20-40cm theo tuổi cây.
* Thời kỳ từ năm thứ 3 trở đi: Chia làm 8 lần trong năm
– Liều lượng bón: 1,08 kg urê + 3,2 kg lân + 0,8 kg KCl.
+ Lần 1- Sau khi thu hoạch. 100% phân lân + phân chuồng hoai + 200g urê
+ Lần 2 – Cuối tháng 12: 500g urê + 150 g KCl
+ Lần 3 – Cuối tháng 2: 180 g urê + 150 g KCl
+ Lần 4 – Cuối tháng 4: 100 g urê + 100 g KCl.
+ Từ lần 5 đến lần 8: cứ mỗi tháng bón 1 lần, liều lượng như lần 4.
+ Rải phân đều trên bề mặt đất xung quanh gốc, xới nhẹ cho phân lọt xuống đất hoặc phủ lên bằng một lớp đất mỏng sau đó ủ rơm hay cỏ khô, sau khi rải phân cần tưới nước.
+ Ngoài ra có thể phun bổ sung thêm các loại phân vi lượng bằng cách phun thêm phân bón lá vào 10 ngày sau khi đậu trái và lúc phát triển nhanh.
+ Đối với vườn thanh long từ 3-5 năm tuổi: theo công thức 500g N + 500g P2O5 + 500g K2O/trụ/năm tương đương 1,08kg Urea + 3,6kg lân super + 0,83kg KCl.
+ Đối với vườn thanh long từ 5 năm tuổi trở lên, bón lượng phân là: 750g N + 500g P2O5 + 750g K2O/ trụ/ năm tương đương 1,63kg Ure + 3,6kg lân super + 1,25kg KCl.
– Cách bón: rãi đều trên mặt đất xung quanh trụ (gốc) thanh long, xới nhẹ cho hạt phân lọt xuống đất hoặc phủ lên bằng một lớp đất mỏng sau đó tủ bằng rơm rạ hay cỏ khô, sau khi rãi phân cần tƣới nƣớc cho phân tan.
– Thời gian bón: Chia làm 8 lần bón
+ Lần 1: ngay sau khi kết thúc thu hoạch vụ chính (vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10dl) hoặc có thể áp dụng khi đã thu hoạch 80% số lượng quả trên vườn. Bón 3,6kg phân lân + 200g Urea/ trụ (cây từ 3-5 năm tuổi) hoặc 3,6 kg phân lân + 300g Urea (cây > 5 năm tuổi).
+ Lần 2: cuối tháng 12 dương lịch. Bón 200g Urea + 150g KCl/ trụ (cây 3-5 năm tuổi) hoặc 300g Urea + 250g KCl (cây > 5 năm tuổi).
+ Lần 3: cuối tháng 2 dương lịch. Bón 200g Urea + 150g KCl/ trụ (cây 3-5 năm tuổi) hoặc 300g Urea + 250g KCl (cây > 5 năm tuổi).
+ Lần 4: cuối tháng 4 dương lịch. Bón 100g Urea + 100g KCl/ trụ (cây 3-5 năm tuổi) hoặc 300g Urea + 250g KCl (cây > 5 năm tuổi).
+ Từ lần 5- lần 8 cứ mỗi tháng/lần với liều lượng và loại phân như lần 4.